Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Thuê Nhà Mới Nhất 2024

Thúy Nga |

Khi thuê nhà để ở hay để kinh doanh bắt buộc bên thuê phải đặt cọc cho bên cho thuê một số tiền nhất định. Trước khi giao tiền bên thuê nên lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như trách nhiệm của các bên. Dưới đây là thông tin về mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất để bạn đọc tham khảo.

Khái niệm hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà hay thoả thuận đặt cọc thuê nhà đều là khái niệm để chỉ chung một dạng văn bản được ký kết giữa bên cho thuê nhà với bên thuê để thực hiện giao dịch thuê nhà hợp pháp.

Khác với hợp đồng thuê nhà, mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà là biên bản thoả thuận khoản tiền đặt cọc giữ chỗ; theo đó khi đã có văn bản xác nhận, bên cho thuê không được phép cho thuê tài sản đó với người khác, trừ khi bên thuê bỏ cọc.

Tại sao cần lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà rất cần thiết (nguồn: Internet)
Lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà rất cần thiết (nguồn: Internet)


Hợp đồng thuê nhà và hợp đồng đặt cọc thuê nhà được xác lập để đảm bảo an toàn về tâm lý cho các bên, tránh sự bội tín làm ảnh hưởng đến công việc. Khi không có sự giao ước rõ ràng bằng văn bản luật đồng nghĩa với việc quyền lợi và lợi ích của các bên không được đảm bảo.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà được thành lập ngay khi khách thuê đã cọc tiền giữ nhà dù chưa dọn đến ở. Điều này giúp tránh được trường hợp tổn thất cho chủ nhà và tránh được việc chủ nhà cho bên khác thuê lại.

Khi thành lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà phải dựa trên những quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản. Trong đó những nội dung liên quan đến điều khoản, cách xử lý tài sản đặt cọc trong trường hợp có bên vi phạm phải được nêu rõ.

Nếu hợp đồng thuê nhà giao kết thành công, bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền cọc lại cho bên thuê hoặc tính tiền cọc vào khoản tiền thuê nhà hàng tháng. Trường hợp bên cho thuê không đồng ý cho thuê nữa hoặc có hành vi gây cản trở việc giao kết hợp đồng thì phải trả lại tiền cọc và tiền chịu phạt tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Ngược lại nếu bên thuê không đồng ý giao kết hợp đồng nữa sẽ mất toàn bộ tiền cọc cho bên cho thuê.

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất năm 2024

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THUÊ NHÀ

Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm 20.... tại ………………………

Chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc: (Bên A)

Ông:………………………… …………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………………

Bên nhận đặt cọc: (Bên B)

Ông: ………………………Số CMND/hộ chiếu: ..…………

Bà: ……………………Số CMND/hộ chiếu:……………. cấp ngày ……………

Địa chỉ: ……………………………………………

Điện thoại: ………………….

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số ………………… do mình là chủ sở hữu.

1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày …………, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền……………………….. là gọi là tiền đặt cọc.

1.3. Mục đích đặt cọc: bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.

1.4. Thời gian đặt cọc: ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.

1.5. Hình thức thanh toán: tiền mặt.

Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC

2.1. Đối với bên A :

- Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.

- Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày …….. mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.

- Nếu đến hết ngày …………. ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.

- Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).

- Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

2.2. Đối với bên B:

- Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.

- Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày …………….. mà bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.

- Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày …………. mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng ………. triệu đồng).
- Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.
3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.

3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                                               ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất (nguồn: Internet)
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất (nguồn: Internet)

Một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng đặt cọc nhà

Có được hủy hợp đồng đặt cọc thuê nhà không?

Nhu cầu thuê nhà để sinh sống lâu dài của học sinh, sinh viên và người lao động ngày càng tăng cao; nhất là ở những thành phố lớn. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp bên thuê nhà sau khi đã thoả thuận và đặt cọc tiền thuê nhà xong lại muốn huỷ hợp đồng và nhận lại tiền đã cọc trước đó.

Hợp đồng đặt cọc vẫn có thể huỷ dựa trên sự thoả thuận của các bên có liên quan. Nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã thỏa thuận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Khi huỷ hợp đồng đặt cọc cần phải có biên bản huỷ hợp đồng đặt cọc thuê nhà có xác nhận của các bên có liên quan. Đồng thời bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật đưa ra.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể huỷ nếu được sự đồng ý giữa các bên (nguồn: Internet)
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể huỷ nếu được sự đồng ý giữa các bên (nguồn: Internet)

Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc thuê nhà không?

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm hợp đồng về nhà ở bắt đầu có hiệu lực được quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 như sau:

Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

“....

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

....”

Như vậy hợp đồng đặt cọc thuê nhà không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Dù vậy để đảm bảo quyền lợi của các bên theo hợp đồng vẫn nên công chứng tại phòng công chứng từ cấp xã trở lên.

Thông tin trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà được điền thế nào cho chính xác?

Cần ghi các thông tin chính xác trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà (nguồn: Internet)
Cần ghi các thông tin chính xác trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà (nguồn: Internet)

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà vẫn có giá trị về mặt pháp lý sau khi được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Vì thế khi điền thông tin vào trong hợp đồng cần chú ý những điều sau:

  • Những thông tin cá nhân liên quan đến bên nhận cọc và bên đặt cọc, diện tích nhà… phải được ghi đầy đủ và chính xác trong hợp đồng.
  • Mục đích của việc thuê nhà ở phải được ghi rõ trong hợp đồng dùng để làm gì: để ở, kinh doanh, làm nhà xưởng, nhà kho, trụ sở….
  • Trường hợp có bên tham gia ký kết hợp đồng được uỷ quyền thì cần có văn bản công chứng xác nhận. Nếu là công ty thì phải được người đại diện pháp luật của công ty ký và đóng dấu.
  • Đối với căn nhà cho thuê nếu thuộc tài sản chung của 2 vợ chồng thì khi ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà phải có đầy đủ chữ ký của những người sở hữu để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà cùng những thông tin chi tiết nhất đã được Batdongsanonline.vn bật mí trong bài viết trên. Khi lập hợp đồng cần soạn thảo thông tin rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của các bên và nên công chứng để đảm bảo về mặt pháp luật.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.