CLN Là Đất Gì? Quy Định Về Đất Trồng Cây Lâu Năm 2023

Thị trường bất động sản ngày càng sôi động và trở thành kênh đầu tư sinh lợi cho nhiều người. Việc nắm giữ trong tay một mảnh đất là mong muốn của nhiều người nhưng để biết mảnh đất mình sở hữu có lợi nhuận không thì cần phải nắm được đầy đủ các thông tin về loại đất, mục đích sử dụng. Trong bài chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bạn CLN là đất gì? Đất CLN được sử dụng thế nào và những thủ tục chuyển nhượng đất CLN.

Đất CLN - trồng cây lâu năm

Đất CLN là gì?

Đất CLN (hoặc đất TCLN) là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại cây trồng lâu năm có thời gian sinh trưởng từ 1 năm trở lên tính từ thời điểm gieo trồng đến quy hoạch. Loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, thanh long, nhãn.

Xem thêm: HNK là đất gì? Đất hàng năm khác có thể chuyển thành đất ở không?

Mục Đích Sử Dụng Đất CLN Thế Nào?

Đất TCLN là loại đất được Nhà nước giao cho cá nhân hay các tổ chức sử dụng với mục đích là trồng cây lâu năm. Mọi hoạt động đó sẽ mang đến quyền lợi về kinh tế cũng như đời sống. Tùy vào quy chế của từng địa phương sẽ phân chia đất cho người dân để trồng nhiều loại cây khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào đặc điểm của từng loại đất để trồng nhóm cây phù hợp sau:

Đặc Điểm Chung Của Đất CLN

Mỗi loại đất nông nghiệp sẽ có đặc điểm, tính chất riêng của loại đất đó. Đất CLN cũng không ngoại lệ, loại đất CLN mang những đặc trưng riêng biệt mà không phải loại đất nào cũng có. Cụ thể như sau:

Đặc điểm đất CLN

Quy Định Về Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất TCLN

Loại đất chuyển đổi mục đích sử dụng

Theo quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Nhà nước thì để chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, các cấp có thẩm quyền. Theo quy định về luật đất đai 2013, các loại đất sau được sử dụng để chuyển đổi mục đích sử dụng: 

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất thổ cư bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn đầy đủ hồ sơ, bạn tiến hành nộp về cơ quan chức năng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong trường hợp không hợp lệ thì trong vòng 3 ngày thì cơ quan cơ quan chức năng sẽ thông báo và hướng dẫn bạn nộp bổ sung theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ chuyển đổi đất CLN

Cơ quan chức năng nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, tiến hành thẩm định đất sau:

Bước 4: Trả kết quả chuyển đổi đất CLN

Sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết xong thủ tục chuyển đổi đất CLN thì sẽ trả lại kết quả cho người dân. 

Chú ý: Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển đổi đất CLN không quá 15 ngày tại khu vực đồng bằng. Riêng miền núi, hải đảo và cùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ được giải quyết trong vòng 25 ngày.

Phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

Căn cứ vào bảng Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người chuyển đổi cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo giá đất như sau:

Phí chuyển đổi đất CLN = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp – Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp.

Một số câu hỏi thường gặp về đất trồng cây lâu năm CLN

Một số câu hỏi thường gặp về đất trồng cây lâu năm CLN

Để giải quyết một số thắc mắc thường gặp liên quan đến đất cây lâu năm, dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời tương ứng:

  1. Người nào xây nhà trên đất cây lâu năm mà chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt thế nào?

    → Người xây nhà trái phép trên đất cây lâu năm sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ công trình để trả lại trạng thái ban đầu của đất. Trong trường hợp vi phạm tái diễn và gây thiệt hại nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành.

  2. Có được bồi thường khi đất cây lâu năm nằm trong kế hoạch quy hoạch không?

    → Theo Luật Đất Đai 2013, đất cây lâu năm vẫn có thể được bồi thường khi nằm trong kế hoạch giải tỏa quy hoạch. Giá bồi thường sẽ phụ thuộc vào bảng giá đất địa phương và vị trí cụ thể của thửa đất.

  3. Khi nên mua đất cây lâu năm?

    → Nếu bạn dự định mua đất để trồng cây lâu năm cho mục đích sản xuất, đất cây lâu năm có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng ngôi nhà để cư trú, bạn nên chọn đất thổ cư hoặc đất ở theo đúng quy định.

  4. Có thể chuyển nhượng đất cây lâu năm hay không?

    → Luật Đất Đai 2013 cho phép chuyển nhượng đất cây lâu năm dưới nhiều hình thức, bao gồm tặng, mua bán, hoặc thừa kế. Tuy nhiên, người chuyển nhượng và thửa đất được chuyển nhượng phải tuân thủ Điều 190 của Luật Đất Đai 2013 về các điều kiện cụ thể áp dụng cho việc chuyển nhượng đất nông nghiệp.

  5. Đất vườn có phải là đất cây lâu năm không?

    → Trong Luật Đất Đai 2013, không có định nghĩa cụ thể về "đất vườn." Mặc dù vậy, đất vườn thường được hiểu là đất sử dụng để trồng cây cối, rau cỏ. Đất cây lâu năm, mặt khác, thường được sử dụng để trồng cây mà chỉ thu hoạch một lần trong nhiều năm. Có thể coi đất vườn bao gồm cả đất cây lâu năm.

Như vậy, đất CLN là đất trồng cây lâu năm, bên cạnh đó cũng có thể chuyển đổi thành đất thổ cư để phục vụ cho mục đích khác. Bài viết trên đây của batdongsanonline.vn đã cũng cấp đến bạn đọc những thông tin cũng như thủ tục chuyển đổi đất CLN như thế nào để có thể dễ dàng thực hiện.