Diện tích sàn là gì? Cách phân biệt và cách tính trong xây dựng

Diện tích sàn là gì và cách tính diện tích trong xây dựng như thế nào? Đây là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả các công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ. Dựa vào diện tích sàn thì mới có thể tính toán nguyên vật liệu, từ đó hạch toán được chi phí cần thiết. Nếu cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Bất động sản online nhé.

Khái niệm diện tích sàn là gì?

Để tối ưu chi phí xây nhà thì ngoài tham khảo giá nguyên vật liệu, nhân công thì tính diện tích sàn cũng là điều rất quan trọng. Biết được diện tích sàn là gì và có gì khác biệt so với diện tích xây dựng căn nhà thực tế sẽ giúp bạn lên được ngân sách một cách phù hợp và sát giá nhất.

Diện tích sàn là tổng tất cả diện tích được dùng trong một công trình cụ thể nào đó. Nó phải bao gồm cầu thang, tầng mái, tầng hầm, ban công, sàn tầng, tầng tum, diện tích trong ngoài lề quy ước của các tầng thuộc hệ thống tường bao… Trước khi lập dự án xây dựng chi tiết bắt buộc phải tính diện tích sàn trước.

Khi nhìn vào bản vẽ chi tiết của một công trình nào đó, nếu bạn thấy có kỹ hiện là GFA hiện hữu thì đó chính là thuật ngữ viết tắt của diện tích sàn. Ngoài được sử dụng trong các công trình lớn, diện tích sàn cũng được dùng trong thiết kế nhà, thiết kế nội thất hoặc bàn giao công trình.

 


Tính diện tích sàn giúp lên chi phí nguyên liệu hiệu quả

Phân biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng

Ngoài diện tích sàn là gì thì khái niệm diện tích xây dựng cũng rất được quan tâm. Thực tế đây là 2 khái niệm khác nhau và bạn cần phải biết phân biệt thì mới có thể tính diện tích sàn một cách chính xác. Diện tích xây dựng được đo bằng m2 và sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, biệt thự hoặc công trường xây dựng. Cách phân biệt 2 khái niệm này như sau:

Diện tích sàn

Diện tích xây dựng

  • Bao gồm tổng diện tích các sàn cùng diện tích ban công của các tầng tương ứng bạn xây dựng.

  • Tính diện tích sàn xây dựng giúp xác minh chính xác giá xây dựng, tránh tổn thất tài chính.

  •  Công thức tính: Diện tích sàn = Diện tích các phần móng + hầm + mái + ban công +…

  • Phần diện tích xây dựng này được tính từ mép tường của bên này sang mép tường của bên kia trong mảnh đất được dùng để xây dựng.

  • Mục đích của diện tích xây dựng để có thể tính mật độ xây dựng.

  • Đánh dấu diện tích xây dựng đòi hỏi độ chính xác cao giúp cho quá trình xây dựng thêm chính xác. Bao gồm các phần: diện tích tim tường, diện tích phòng, diện tích sử dụng, diện tích phụ,…

  • Diện tích xây dựng sẽ bao gồm cả diện tích sàn.

  • Diện tích xây dựng được tính bởi công thức: Diện tích sàn được tính bằng 100% diện tích sàn đó. Diện tích móng tính bằng 50 - 75% diện tích sàn theo đơn giá xây dựng. Diện tích mặt nước tính 60 - 70% diện tích tính bằng một tầng theo đơn giá xây dựng.

 


Diện tích sàn và diện tích xây dựng là 2 khái niệm khác nhau

Công thức tính diện tích sàn xây dựng

Sau khi đã nắm rõ diện tích sàn là gì, công thức tính diện tích sàn xây dựng như thế nào cũng là điều cần phải nắm rõ. Nếu việc tính toán không chính xác sẽ khó để tính ra số nguyên vật liệu cần dùng đến. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn bị hồ sơ để trình lên cơ quan có thẩm quyền.

Quy định tính diện tích sàn xây dựng

Quy định này được nêu rõ trong điều 1.3.15 QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” như sau:

Hướng dẫn tính diện tích sàn xây dựng chi tiết

Công thức tính diện tích sàn: “Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng, lát gạch, xây ban-công… có thể tính thêm theo %)”

 


Công thức tính diện tích sàn xây dựng khá đơn giản

Trong đó:

Diện tích sàn

Phần gia cố nền đất yếu

Phần móng

Phần tầng hầm 

Phần sân

Phần mái

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về diện tích sàn là gì cũng như công thức tính cụ thể. Lưu ý cần tính toán sao cho chính xác thì mới có thể hạch toán chi phí được sát giá và cụ thể nhất, tránh tình trạng đội giá nguyên liệu lên quá cao ảnh hưởng đến công trình.